skip to Main Content
Menu

Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn phúc, Hà Đông 2018

Hanoi Tv,Mang chủ đề ‘Vạn Phúc – sắc lụa nghìn năm’, Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc diễn ra từ ngày 8 – 17/11/2018. Đây là sự kiện thường niên nhằm quảng bá, giới thiệu đến du khách trong, ngoài nước về làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng của làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Phố Lụa lung linh chào đón sự kiện. (Ảnh: Vnexpress)

Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc gồm 3 phần chính: phần lễ, phần hội và phần thương mại quảng bá làng nghề. Phần lễ bắt đầu vào sáng ngày 8/11 với chủ đề “Vạn Phúc dấu xưa”, tổ chức rước tâm linh văn hóa làng nghề. Phần hội là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian diễn ra xuyên suốt trong cả thời gian tổ chức để thu hút khách du lịch đến với làng nghề.

Điểm nhấn của Lê hội là chương trình quảng bá làng nghề. Các gian hàng trưng bày và bán những sản phẩm lụa truyền thống của Vạn Phúc đến 23h đêm mỗi ngày.

Trong lễ hội, ban tổ chức sẽ treo biển hiệu thống nhất với những gian hàng đủ điều kiện theo mô hình đạt chuẩn, có niêm yết công khai nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hàng hóa và giá thành sản phẩm.

Ngoài các sản phẩm vải lụa, các cửa hàng đều chuẩn bị trang phục may sẵn bằng vải lua để khách hàng lựa chọn. 

Những chiếc khung dệt được làng nghề chuẩn bị để trình diễn quy trình dệt lụa cho du khách đến với Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc. Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, có trên 1.000 máy dệt, hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải.

Những khung dệt được trưng bày trong sự kiện. (Ảnh: phunuvietnam)

Ngoài các hoạt động chính, Tuần văn hóa – du lịch – thương mại làng nghề Vạn Phúc còn có nhiều hoạt động thú vị như phố ẩm thực, phố hoa sinh vật cảnh, phố đồ cổ – xưa và các hoạt động giao lưu thương mại giữa các làng nghề truyền thống… với sự tham gia của người dân trên địa bàn và các làng nghề truyền thống của Hà Nội và các tỉnh về tham dự.

át ca trù là một trong các tiết mục được lựa chọn biển diễn tại Tuần lễ văn hoá du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2018.(Ảnh: kinhtedothi)

Bên cạnh đó, toàn bộ con phố trải dài hơn 100m ở Làng lụa Vạn Phúc ở Hà Đông được trang trí thêm những chiếc ô màu sắc trông không thua kém con đường nghệ thuật Agueda ở Bồ Đào Nha. Từ tối ngày 7/11 đã thu hút khá đông giới trẻ Hà Nội và du khách tìm đến vì con đường ô lạ mắt.

Phố Lụa – con đường trục chính dẫn vào làng rực rỡ sắc màu với hơn 1000 chiếc ô được treo rợp trời.

Tuần văn hóa du lịch làng nghề Vạn Phúc là hoạt động thường niên, nhằm khơi dậy tình yêu, sự biết ơn của người dân đối với Tổ nghề và làng nghề truyền thống, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm.

Khi màn đêm buông xuống, khu phố Lụa lung linh ánh đèn lồng, không khác gì một Hội An thu nhỏ giữa lòng Hà Nội. 
Từ tối mùng 7/11, khách thăm quan đã tới đây rất đông.
Trong dịp này, những con đường, bức tường làng cũng được thay áo mới. Đây là bức tranh tường khổng lồ tái hiện lại cảnh làng nghề xưa do người dân, các cô giáo mầm non trong làng chung tay vẽ nên.

Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có lịch sử từ ngàn năm trước. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Hà Đông từng được chọn may trang phục cho triều đình.

Không ít du khách đứng hàng giờ chỉ để lưu lại khoảnh khắc mới lạ của làng nghề cách xa trung tâm thủ đô hơn 10 km. (Ảnh: Vnexpress)

Là một trong những làng nghề truyền nổi tiếng nhất Việt Nam, Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Từ năm 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ năm 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nay, các sản phẩm lụa Vạn Phúc được sản xuất đa dạng mẫu mã, chủng loại để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hiện đại.

Back To Top